0975537597
Số 66, Đường Lý Tự Trọng, Phường Hà Huy Tập, Tp. Vinh, Nghệ An

Website làm để giới thiệu tính năng kỹ thuật, chào bán sản phẩm

Khi nói chuyện với các founder, mình thường được nghe các “đề bài” mà mọi người thường đặt ra cho website mà họ muốn phát triển:

1. Website làm để giới thiệu tính năng kỹ thuật, chào bán sản phẩm

Cách nghĩ này có thể sẽ phù hợp với thời kỳ đầu của internet, khi môi trường digital còn ở mức đơn giản, chưa cạnh tranh cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi mà mỗi người dùng tiếp xúc với hàng ngàn thông điệp truyền thông, quảng cáo mỗi ngày, thì chỉ những thông điệp nào thực sự “chạm”, thực sự liên quan đến thứ mà họ đang đau đáu trong lòng, mới là thứ khiến họ muốn dành thời gian để tìm hiểu sâu.

Khách hàng không mua tính năng. Họ mua kết quảgiải pháp cho vấn đề cụ thể của họ, và hơn hết là sự biến chuyển, trạng thái mới khiến họ tốt đẹp hơn, thoải mái hơn.

→ Website phải được ưu tiên nói về vấn đề của khách hàng và từng bước giúp họ giải quyết nó.

  • Tập trung vào truyền thông vấn đề của khách hàng, sẽ giúp dễ dàng bán giải pháp hơn.

  • Vấn đề càng lớn, càng nghiêm trọng, giải pháp càng đáng giá.

  • Vấn đề càng ít người chỉ ra được, mà khách hàng lại rất cần, sản phẩm của bạn càng đặc biệt.

    2. Website chỉ cần làm tương tự các bên khác là được

    Khi chúng ta muốn build website cho giống bên A, bên B, ta thực chất chỉ đang copy được hình thức bề ngoài mà không hiểu được toàn bộ logic đằng sau của họ, vốn được thiết kế xoay quanh chiến lược sản phẩm, chiến lược định vị và tệp khách hàng mà họ đang focus. Và tất nhiên mỗi công ty một khác.

    → Mỗi startup đều có tệp khách hàng riêng, giá trị cốt lõi riêng, và chiến lược định vị khác biệt. Một website nếu được nghiên cứu và xây dựng với mindset rõ ràng ngày từ đầu sẽ phản ánh rõ được những yếu tố đó trên từng trang, từng dòng câu cú, từng vị trí nút bấm. Khi đó, các hoạt động marketing, go-to-market sẽ luôn ăn khớp với nhau, khách hàng nhìn nhận được rõ ràng từng USP của sản phẩm, từ đó startup tự nhiên có nhiều phần thắng hơn các đối thủ chưa biết cách thể hiện tốt.

    → Website phải là điểm chạm chiến lược: nó có thể giúp startup định vị, thể hiện được sự khác biệt, xây dựng niềm tin, dẫn dắt hành vi khách hàng.

    3. Website chỉ cần làm một lần – làm xong là xong. 5 năm sau sẽ đầu tư build cái mới.

    Cách nghĩ này nếu với những business truyền thống lâu năm thì có lẽ không có gì sai, bởi vì họ có sẵn tệp khách trung thành, giá trị đã được hiểu rõ, chỉ cần vận hành và tối ưu tốt là được.

    Nhưng với startup thì lại khác, startup luôn cần test, learn, và fail liên tục để tìm ra phương hướng tối ưu nhất, đem lại value lớn nhất, trong thời gian ngắn nhất (Đặc biệt trong giai đoạn đi tìm Product-Market Fit, hay validate value khi product còn chưa kịp thành hình).

    Một website hiệu quả phải là một hệ thống giúp test xem khách hàng có thực sự cần value mà startup đang cung cấp hay không, có khả năng A/B test, tracking và cải thiện liên tục, dựa trên hành vi người dùng thực tế và chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp.

    → Website là hệ thống cần phải test, learn và iterate liên tục, cần phải theo dõi hành vi người dùng, thử nghiệm, cải thiện nội dung, giao diện để liên tục tìm ra phiên bản tốt nhất. Để thực hiện được khía cạnh này, startup cần cộng tác làm việc lâu dài với đội ngũ am hiểu về product, marketing, growth, để đồng hành và phát triển liên tục, thay vì thuê web designer vốn đề cao thẩm mỹ quá mức mà bỏ quên phần lõi.

    4. Website quan trọng là nhìn phải đẹp, “hiện đại”

    → Giao diện “đẹp” chỉ là yếu tố thứ yếu. Những thành phần nòng cốt của một website hiệu năng cao gồm:

    • Xác định được mục tiêu rõ ràng của cả hệ thống website. Nó sẽ đóng vai trò gì trong bức tranh tăng trưởng tổng quan của business? Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ dẫn đến cách thiết kế và phát triển hoàn toàn khác nhau. Và hơn hết, mục tiêu phải quan sát được, đo lường được.

    • Mindset đúng: Để hiện thực hoá được mục tiêu đó thì mindset cần phải như thế nào? Cần những nguồn lực gì? Cần những ai tham gia? Nên hợp tác với ai? Tư duy đúng sẽ giúp tập trung đầu tư thời gian và ngân sách đúng nơi, đúng chỗ (chiến lược, content, UX, kỹ thuật…), chứ không chỉ “thiết kế cho đẹp”.

    • Thông điệp sắc bén, trình bày được vấn đề đang giải quyết + định vị thương hiệu (Messaging & Positioning)

    • Hành trình trải nghiệm (UX & UI) hợp lý, dẫn khách qua từng bước trong Customer Journey để đi đến cuối và thực hiện hành động. Mọi trang, mọi nút bấm, mọi flow đều phải “góp phần” trong hành trình đó.

    • Các yếu tố Visual để minh hoạ cho solution, truyền tải mood & feel của thương hiệu (Brand Design)→ Khách cảm nhận được đúng tinh thần → Giải quyết vấn đề bằng cả giá trị lý tính và tinh thần.

    • Data Tracking & Analytics: Cài đặt đo lường kết quả để tracking, test, learn và tối ưu theo thời gian, tìm phiên bản có hiệu năng cao nhất.

      Bằng những yếu tố trên kết hợp lại, website mới có thể trở thành một công cụ mang tính chiến lược, giúp chạm đúng vấn đề, kể đúng câu chuyện, từng bước giúp startup vận hành dễ dàng hơn, hiệu suất hơn trong hành trình tăng trưởng của mình.

      Cảm ơn mọi người đã đọc tới đây.

      Bình luận

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      phản hồi từ khách hàng

      X

      Liên hệ

      Tin tức nổi bật

      G